Hành trình Oraichain Hackathon 2022 [1]: Chuẩn bị chiến đấu

Oraichain Hackathon là gì?

Cuộc thi lập trình “Oraichain Hackathon” lần đầu tiên được tổ chức dành cho đối tượng là đoàn viên, thanh niên trên cả nước, đam mê lập trình và có ý tưởng ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain), nhằm thúc đẩy phong trào sáng tạo, ứng dụng, phát triển các thành tựu khoa học, công nghệ mới này trong đoàn viên, thanh thiếu niên. Tham gia cuộc thi, thí sinh có cơ hội giao lưu và học hỏi để hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp với các kỹ sư, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực chuỗi khối – một công nghệ dẫn dắt cách mạng công nghiệp 4.0.

Nội dung chính của cuộc thi:

Phát triển dApps bằng CosmWasm trên Oraichain Mainnet

Oraichain là nền tảng blockchain đi tiên phong trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng an toàn và bảo mật cho các ứng dụng phi tập trung (dApps) thông qua việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào hợp đồng thông minh (smart contracts). Hướng tới mục tiêu phát triển cộng đồng lập trình viên trong lĩnh vực blockchain nói chung và cộng đồng CosmWasm nói riêng tại Việt Nam.

Đối tượng dự thi
Thi theo đội, tối đa 04 thành viên mỗi đội. Thành viên đội thi là công dân Việt Nam không quá 35 tuổi, đam mê lập trình và có ý tưởng ứng dụng công nghệ blockchain.
Các đội thi có thể mời người hướng dẫn. Người hướng dẫn là công dân Việt Nam, không giới hạn độ tuổi. Trong trường hợp đội thi có người hướng dẫn, tổng số thành viên đội thi và người hướng dẫn không quá 4 người, số người hướng dẫn không lớn hơn số thành viên đội thi.

Chi tiết cuộc thi tại: https://hackathon.orai.io/cuoc-thi-lap-trinh-oraichain-hackathon-dar25/

Hình thức thi

Đến với cuộc thi, các đội thi sẽ phát triển ứng dụng phi tập trung (dApps) trên chuỗi khối Oraichain, sử dụng mô-đun CosmWasm và hệ sinh thái Oraichain. Sau vòng đăng ký và nộp dự án, tối đa 08 dự án xuất sắc nhất sẽ được chọn tham dự Vòng Chung kết dự kiến tổ chức vào tháng 6 tại Hà Nội, với hoạt động chính là Ngày hội Hackathon, các đội thi có 24 giờ làm việc trong không gian của Ban Tổ chức bố trí để đưa ra một sản phẩm mang tính hoàn thiện và trình bày trước Ban Giám khảo.

Lý do mình tham gia Oraichain Hackathon

Mình biết đến Oraichain Hackathon nhờ các group trên Facebook nhưng không có ý định tham gia. Sau đó vô tình được những người bạn thời Đại học rủ vào tham gia. Do trong Oraichain Hackathon có mảng liên quan đến blockchain, và các bạn nghĩ rằng mình biết về nó.

Mình đồng ý tham gia vì máu chiến trong người tôi đã bị kiềm nén lâu quá rồi, cũng muốn di động và năng động hơn. Và thế là mình tham gia một mảng mà mọi người nghĩ rằng tôi giỏi, nhưng thực ra tôi không biết gì cả (Xin lỗi những người chiến hữu, các bạn đặt niềm tin sai người rồi). Tuy nhiên, do lâu rồi không làm về công nghệ blockchain nên mình phải bắt tay vào tìm hiểu Oraichain là gì? Công nghệ, mô hình, smartcontract. Nên đây sẽ là các bài viết về hành trình bắt đầu tìm hiểu mọi thứ từ số 0. Một số 0 đúng nghĩa

Bắt đầu tìm hiểu về Oraichain

Tìm hiểu về CosmWasm và hệ sinh thái Oraichain

Theo như bài viết từ ban tổ chức cuộc thi tại trang web https://hackathon.orai.com có đoạn đáng chú ý như sau:

Đến với cuộc thi, các đội thi sẽ phát triển ứng dụng phi tập trung (dApps) trên chuỗi khối Oraichain, sử dụng mô-đun CosmWasm và hệ sinh thái Oraichain.

Vậy hiển nhiên mình phải tìm hiểu về 2 thứ chính module CosmWasm hệ sinh thái Oraichain. Phải hiểu rõ về nó thì mới có thể lên được ý tưởng cho sản phẩm của mình. Và thời gian để mình tìm hiểu về hệ sinh thái Oraichain thực tế là khoảng 1 tiếng đồng hồ, nghĩa là từ không biết gì về Oraichain, sau một tiếng đồng hồ thì mình đã hình dung ra những gì có trong hệ sinh thái đó. Và mình sẽ bật mí về lợi ích của việc hiểu hệ sinh thái sẽ có lợi như thế nào cho việc lên ý tưởng ở trong bài sau. Mặc dù hiểu sơ sơ về hệ sinh thái nhưng về mặt lập trình thì mình đang mù tịt.

Sau khi đăng ký tham gia giải thì mình được gửi đường dẫn group về cuộc thi https://www.facebook.com/groups/oraichain.dev trong này cũng có những video kiểu workshop giới thiệu sơ bộ, nhưng thực sự mà nói, những video này rất mờ, không rõ. Vậy là mình lại phải lên Youtube bắt đầu tìm hiểu. Khi tìm hiểu về Oraichain tôi thấy xuất hiện cụm từ “Cosmwasm IDE” khá nhiều. Và tôi đã tìm được video này.

Tuy nhiên chất lượng hình ảnh cũng không được cao, và mình chưa có kinh nghiệm trong smartcontract được viết bằng RUST nên thử thực hiện lại những gì video hướng dẫn. Mất đâu đó khoảng 2 tiếng đồng hồ, tôi dần hiểu hơn và tự quay lại video theo cách tôi hiểu. Thậm chí bổ sung thêm một số đoạn như faucet token để có token trên testnet (Oraichain Testnet). Phần faucet này là mình được hỗ trợ từ channel Telegram của Oraichain. Cảm ơn các bạn rất nhiều.

https://drive.google.com/file/d/18C-qpGOB8C1TyXG3D-XVSO4-v2o8MydY/view?usp=sharing

Cài đặt CosmWasm

Sau khi thực hiện được như hướng dẫn, mình không muốn dùng Gitpod (Thực sự đây là lần đầu tiên tôi biết đến và sử dụng Gitpod) nữa nên bắt đầu cài đặt các thành phần để có thể lập trình trên máy tính của mình (Ubuntu 20.04).

Tôi tìm trên Google về Cosmwasm IDE thì chỉ có một extension cho VS Code do bên Oraichain Labs (đơn vị tổ chức cuộc thi) phát triển, và bên cạnh đó các kết quả chủ yếu là về cosmwasm.com. Và mình tìm được hướng dẫn cài đặt ở đây.

https://docs.cosmwasm.com/docs/1.0/getting-started/installation

Trong bài viết thì tôi được hướng dẫn cài đặt Golang, Rust (nghe nhiều nhưng chưa thử bao giờ) và một thứ được gọi là ‘wasmd‘. Theo như giới thiệu:

wasmd is the backbone of CosmWasm platform. It is the implementation of a Cosmos zone with wasm smart contracts enabled.

Sau một hồi loay hoay đâu đó khoảng 2 tiếng đồng hồ, mình đã cài và thử được ví dụ minh hoạ như trên trang cosmwasm.com, nhưng thực tế là việc sử dụng wasmd này khó hơn lúc mình lập trình smartcontract cho Ethereum bằng Solidity thật.

Kết quả

Kết thúc buổi đầu tiên nghiêm túc tìm hiểu, mình đã có thể hiểu sơ bộ về các sản phẩm của Oraichain. Cũng như định hướng về việc tìm hiểu các công nghệ, công cụ khác phục vụ cho sản phẩm của đội.

Như vậy công việc sắp tới sẽ là:

  • Tìm hiểu về lập trình smartcontract bằng RUST để có thể hoạt động trên Oraichain Testnet.
  • Cách thức tương tác với smartcontract bằng các ngôn ngữ lập trình khác như Python, NodeJS.
  • Xây dựng mô hình sản phẩm của nhóm.

Mọi người hãy đón đọc phần tiếp theo để biết nhóm mình chinh phục nó như thế nào nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Related Post

2 Replies to “Hành trình Oraichain Hackathon 2022 [1]: Chuẩn bị chiến đấu”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *